GIẢI PHÁP HPE ARTIFICIAL INTELLIGENCE (AI)

Khai phá giá trị dữ liệu của doanh nghiệp với các giải pháp AI linh hoạt, cung cấp khả năng mở rộng, hiệu suất và kiểm soát chi phí mà doanh nghiệp cần.

HPE DISCOVERY 2021
CHUYỂN ĐỔI SỐ TỪ BIÊN MẠNG TỚI ĐÁM MÂY

"Điện toán đám mây Lai - 1 trong 10 xu hướng chuyển đổi số nổi bật của năm 2021 được đánh giá sẽ tạo ra sự cân bằng trong việc lưu trữ tất cả các dịch vụ IT tại nội bộ và trên dịch vụ đám mây công cộng.
Cùng Tech Data tham dự Sự kiện trực tuyến toàn cầu HPE Discover 2021: "Chuyển đổi số từ Biên mạng đến Đám mây" và đón đầu làn sóng chuyển đổi số mới "

previous arrow
next arrow
Slider

Chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu của mọi tổ chức, cùng với đó thì yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ nền tảng số cũng đang trở thành chiến lược với tổ chức, hạ tầng CNTT giờ không chỉ đơn thuần phục vụ quy trình nội bộ mà có thể trở thành một lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh

Hãy cùng tìm hiểu những thách thức với doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số 

1. Thiếu động lực để thúc đẩy sự thay đổi của tổ chức

Theo McKinsey, một trong những nguyên nhân khiến các kế hoạch chuyển đổi số không đạt được mục tiêu là do sự phản kháng của nhân viên, sự thiếu hỗ trợ đến từ quản lý và quan trọng là thiếu động lực để thực hiện sự thay đổi trong tổ chức. 

Chuyển đổi số đòi hỏi sự thay đổi toàn diện từ phân bổ lại trách nhiệm công việc, mục tiêu, chiến lược, vai trò trong tổ chức. Việc thay đổi này đòi hỏi cần phải thực hiện trong một thời gian dài hạn. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp “từ bỏ” việc chuyển đổi số. Bởi hầu hết doanh nghiệp đều có tâm lý phải thấy được sự thay đổi và lợi ích ngay lập tức thay vì phải mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị mà lại chưa thấy rõ được kết quả sẽ đạt được.

Ngoài ra, nhiều nhà lãnh đạo thường nghi ngờ về lợi ích mà các công nghệ mới mang lại. Do đó họ thường lựa chọn cách đi hạn chế rủi ro là theo dõi những người đi trước để thấy được hiệu quả sau đó mới áp dụng hơn là lựa chọn cách đi tiên phong. Điều này khiến cho quá trình chuyển đổi số diễn ra chậm trễ.

Phải hiểu rằng, việc ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp thường được quyết định bởi cấp lãnh đạo. Do đó những nhà điều hành doanh nghiệp cần hiểu rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, coi chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu của công ty và triển khai ngân sách phù hợp, truyền đạt thông tin đến nhân viên để mọi người thích ứng dần với mô hình kinh doanh mới.

2. Giới hạn bảo mật và quy định

Bảo mật luôn là một thách thức lớn đối với các tổ chức khi bắt đầu hành trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới. Nhiều lãnh đạo, đặc biệt là những người trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dịch vụ tài chính, rất thận trọng khi lựa chọn ứng dụng công nghệ số vào doanh nghiệp do những lo ngại về bảo mật và quyền riêng tư. 

Các doanh nghiệp lo ngại về việc tin tặc và người ngoài truy cập dữ liệu bí mật về bệnh nhân hoặc khách hàng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng và khách hàng của họ. 

Để loại bỏ những lo ngại này, doanh nghiệp nên có bộ phận chịu trách nhiệm trong việc giám sát các công nghệ và biết trước cách chúng có thể được triển khai trong chiến lược kinh doanh của họ trong khi vẫn xem xét vấn đề an ninh mạng. Ngoài ra, một phần của việc thiết lập văn hóa số trong một công ty là đặt ra các chính sách cho việc sử dụng thiết bị, công nghệ và mạng xã hội của nhân viên và nêu rõ các quy định.

3. Thiếu kỹ năng và nguồn nhân lực kỹ thuật số

Một số báo cáo cho thấy gần 70% các nhà lãnh đạo tin rằng tổ chức của họ còn thiếu các kỹ năng kỹ thuật số cần thiết. Thực tế, việc đưa các công nghệ mới vào sử dụng tại doanh nghiệp sẽ khiến nhân viên mất một thời gian để học và sử dụng thành thạo. Việc làm quen với các công nghệ mới có thể sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn đối với các nhân sự thiếu kỹ năng số và ngại việc thay đổi.

Ngoài ra, nhiều giám đốc điều hành có thể thiếu kiến thức kỹ thuật số để đánh giá cao phạm vi chuyển đổi kỹ thuật số, hiệu quả sau khi áp dụng và quyết định loại bỏ các công nghệ mới cho giải quyết được các vấn đề nhất thời. Do đó, doanh nghiệp cần quan tâm tuyển dụng thêm các nhân sự có kỹ năng số tốt, nhanh nhạy với sự thay đổi để bổ sung vào lực lượng nhân sự của mình. Đồng thời, tổ chức các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn cho nhân viên trong công ty. Các lãnh đạo cũng cần trang bị cho mình bộ kỹ năng quản lý tốt để thực hiện các chiến lược chuyển đổi số sau này của họ

4. Không hiểu nhu cầu của khách hàng

Khách hàng là trung tâm của chuyển đổi số. Do đó, nếu một doanh nghiệp không thể mang lại cho khách hàng điều họ thực sự cần thì mọi chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp đó đều được xem “phá sản”.

Trong thời đại 4.0, nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi đồng bộ với những cải tiến công nghệ mới. Điều doanh nghiệp cần quan tâm là nắm bắt đúng thời điểm và hiểu rõ nhu cầu thực sự của khách hàng. 

Sự phát triển của chuyển đổi số và các phương tiện truyền thông xã hội đã tạo điều kiện cho phép các doanh nghiệp giao tiếp hai chiều với khách hàng của họ dễ dàng hơn.

Chuyển đổi số cho phép cá nhân hóa hàng loạt các dịch vụ. Điều cần thiết là phải tận dụng tối đa dữ liệu lớn và phản hồi của khách hàng để quyết định xem họ muốn gì, trình bày như thế nào và làm thế nào để tạo ra lợi nhuận. Khách hàng cũng phải hiểu lý do tại sao họ cung cấp thông tin chi tiết của họ và cách nó sẽ được sử dụng. Cuối cùng, trải nghiệm và sự tương tác của khách hàng là một trụ cột chính trong chuyển đổi kỹ thuật số và các chiến lược kinh doanh mới.

5. Thiếu kế hoạch

Các kế hoạch chuyển đổi số đang diễn ra. Chúng là một phần của sự phát triển không ngừng trong một doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thủ tục chuyển đổi cụ thể cần có lộ trình và khả năng xác định thời gian một dự án sẽ vẫn là mục tiêu kinh doanh cốt lõi và thiết lập các tiêu chuẩn để hướng tới. Khi đã đạt được những điều này, công ty không được nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế của mình. Doanh nghiệp phải đặt ra các mục tiêu mới khi quá trình chuyển đổi số của tổ chức phát triển.

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một hành trình dài và nhiều thử thách. Doanh nghiệp cần sẵn sàng tinh thần cho những thay đổi mới bằng việc chuẩn bị kế hoạch kỹ lưỡng. Khi doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ càng thì đã thành công một nửa rồi. Bởi vậy, đừng hành động khi doanh nghiệp của bạn chưa có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Hãy cùng đội ngũ quản lý của các phòng ban trong doanh nghiệp của mình bàn bạc và đưa ra một kế hoạch càng cụ thể, rõ ràng càng tốt.

Chuyển đổi số là quá trình tạo nên bước ngoặt của doanh nghiệp. Vì thế, bạn nên có một quy trình chuyển đổi số khoa học và sự chuẩn bị cần thiết cho việc này. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua những thách thức, chuyển đổi số thành công. Đó sẽ là bước chạy đà vững chãi duy trì và tăng tốc trên chặng đường kinh doanh.

Đón đầu tương lai cùng những giải pháp từ HPE đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số


Bài viết liên quan